Cty Luật TNHH An Trí Việt
14/05/2024 2:37 chiều
Công ty Luật TNHH An Trí Việt
Hôm nay: 14/05/2024 2:37 chiều

Dịch vụ giấy phép đầu tư

Đầu tư là việc nhà đầu tư đầu tư bằng vốn, tài sản theo hình thức, phương thức do pháp luật quy định để thu lợi nhuận hoặc các lợi ích cho hoạt động kinh tế, xã hội khác.

Cả nước hiện có 34.527 dự án đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký gần 408,1 tỷ USD. Lũy kế vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 251,6 tỷ USD, chiếm 61,7% tổng vốn đầu tư đăng ký có hiệu quả.

Việt Nam đang mở chính sách thu hút các nhà đầu tư
Việt Nam đang mở chính sách thu hút các nhà đầu tư

Trong đại dịch Covid-19 đang căng thẳng, Việt Nam đang tìm kiếm và đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư nhằm kích thích nền kinh tế đang trên đà trỗi dậy phát triển mạnh mẽ. Để tiến hành đầu tư, các nhà đầu tư cần được cấp phép. Trong phạm vi nội dung bài viết, chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về hồ sơ thủ tục cấp giấy phép đầu tư cho Quý Khách hàng.

Giấy phép đầu tư là gì?

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Giấy phép đầu tư hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại văn bản, hồ sơ điện tử ghi lại các thông tin về dự án mà nhà đầu tư đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nhằm quản lý tình hình đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang đầu tư tại Việt Nam. Doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư trái pháp luật hoặc các ngành, nghề cấm đầu tư vào Việt Nam sẽ không được cấp giấy phép đầu tư.

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Cơ sở pháp lý của giấy phép đầu tư

– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14;

– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;

– Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

– Và các văn bản pháp lý có liên quan khác.

Các nghề đầu tư có điều kiện ở Việt Nam

1. Ngành, nghề bị cấm đầu tư ở Việt Nam

Cần chú ý tránh lãng phí vốn, thời gian đầu tư vào những ngành nghề bị cấm ở Việt Nam gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  • Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  • Kinh doanh mại dâm;
  • Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  • Kinh doanh pháo nổ;
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm ma túy; hóa chất, khoáng vật; mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Những ngành nghề đầu tư có yêu cầu về điều kiện

Kinh doanh tạm nhập tái xuất
Kinh doanh tạm nhập tái xuất là một trong các ngành nghề đầu tư có điều kiện tại Việt Nam

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.

Các hình thức đầu tư được cho phép tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều kênh đầu tư cho các nhà đầu tư thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với nguồn vốn, nguồn lực, thời gian, sức lực của mình. Tuy nhiên Luật Đầu tư 2020 có quy định các hình thức được phép đầu tư tại Việt Nam như sau:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Thực hiện dự án đầu tư.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Hồ sơ xin cấp giấy phép chấp thuận chủ trương đầu tư

Một dự án đầu tư của tập đoàn Sunwon tại đảo Phú Quốc
Một dự án đầu tư của tập đoàn Sunwon tại đảo Phú Quốc

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: Nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư; Mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn; Địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện; Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có); Nhu cầu về lao động; Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

– Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

– Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: Mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư; Địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện; Tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; Thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); Cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đăng ký dự án đầu tư tại Việt Nam
Đăng ký dự án đầu tư tại Việt Nam

Những trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020.

Những trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng, UBND cấp tỉnh thì nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư 2020 triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng, UBND cấp tỉnh.

Nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng, UBND cấp tỉnh và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

  • Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Lập hồ sơ đăng ký giấy phép đầu tư
Lập hồ sơ đăng ký giấy phép đầu tư

Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên dự án đầu tư.
  • Nhà đầu tư.
  • Mã số dự án đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
  • Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
  • Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
  • Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
  • Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
    • Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
    • Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
  • Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
  • Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Làm Giấy phép đầu tư nhanh ở đâu?

Giấy phép đầu tư là một loại giấy tờ phức tạp, nhiều hồ sơ, thủ tục, được quy định chặt chẽ bởi pháp luật. Vì vậy để có giấy phép đầu tư nhanh nhất, tiết kiệm chi phí và thời gian. Quý Khách nên sử dụng dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư của một Văn phòng luật sư chuyên tư vấn về Đầu tư – Kinh doanh.

Chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng mọi khách hàng, mang đến giải pháp hữu hiệu cho Quý Khách hàng muốn xin Giấy phép đầu tư nhanh chóng, trọn gói. Đến với dịch vụ cấp giấy phép đầu tư của chúng tôi, Quý Khách sẽ được:

– Tư vấn chi tiết cho khách hàng về điều kiện, quy trình thủ tục, nội dung xin giấy phép đầu tư để khách hàng cân nhắc, lựa chọn loại hình, phạm vi cung cấp dịch vụ cho phù hợp.

– Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn khi khách hàng có vướng mắc hoặc gặp phải khó khăn trong việc xin giấy phép đầu tư.

– Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp với mức chi phí hợp lý, thời gian nhận được kết quả nhanh hơn dự kiến.

Văn phòng Luật sư chuyên về Đầu tư - Kinh doanh
Văn phòng Luật sư chuyên về Đầu tư – Kinh doanh

Quy trình dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn miễn phí cho khách hàng;

Bước 2: Thẩm định tình hình thực tế;

Bước 3: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ cho Khách hàng;

Bước 4: Nộp hồ sơ;

Bước 5: Theo dõi quá trình xử lí hồ sơ;

Bước 6: Nhận hồ sơ, thông báo và trả kết quả thành công cho Khách hàng.

Đội ngũ Luật sư & chuyên viên tư vấn Luật An Trí Việt

Luật sư Phạm Công Dự
GĐ Công ty
Luật sư Nguyễn Hoàng Việt
Luật sư Hoàng Đình Lợi
(Nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Hà Nội)
PGS.TS. Phạm Công Trứ
(Cố vấn pháp luật)
– Nguyên Trưởng ban Nội chính báo Pháp Luật Việt Nam (công tác tại báo Pháp Luật – Bộ Tư pháp)
– Giảng viên Đại học Luật Hà Nội, chuyên ngành Luật Lao động
– Hội viên Hội Luật Gia Việt Nam, Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam
Hoàng Hương Giang
Chuyên viên tư vấn
Chia sẻ

Đăng ký Dịch vụ giấy phép đầu tư

Gửi thông tin liên hệ cho Văn phòng Luật sư
Những dịch vụ khác