Giấy phép quảng cáo là thủ tục bắt buộc phải có đối với trường hợp cá nhân, tổ chức có ý định tổ chức các hoạt động quảng cáo thuốc dùng cho người, thực phẩm, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, hóa chất diệt côn trùng, vắc-xin sinh phẩm y tế…. Có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Quảng cáo sản phẩm là gì?
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng.
Nói rõ hơn, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người. Trong đó, người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ đó, phương tiện truyền thông đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Cơ sở pháp lý của giấy phép quảng cáo thực phẩm
- Luật An toàn thực phẩm số 2010
- Luật Quảng cáo 2012
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo;
- Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quảng cáo
Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…
– Thuốc dùng cho người;
– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
– Vắc xin, sinh phẩm y tế;
– Trang thiết bị y tế;
– Thực phẩm;
– Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Dịch vụ giấy phép quảng cáo thực phẩm
Trước khi quảng cáo, Quý Khách hàng có sản phẩm cần quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan tiếp nhận Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành. Nội dung quảng cáo thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm và có đầy đủ các nội dung sau:
+ Tên thực phẩm;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa thực phẩm ra thị trường.
+ Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có)
+ Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” nếu sản phẩm quảng cáo là thực phẩm chức năng.
Giấy phép quảng cáo thực phẩm được xác nhận thông qua văn bản “Giấy xác nhận nội dung quảng cáo“. Trong đó nội dung là tên sản phẩm thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo mẫu;
– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
– Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;
– Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);
– Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, makét quảng cáo.
– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Quy trình Dịch vụ giấy phép quảng cáo thực phẩm
Bạn có thể đăng ký được tư vấn vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sản phẩm nói chung và giấy phép quảng cáo thực phẩm nói riêng.
Khi sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của công ty về giấy phép quảng cáo thực phẩm thì bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ làm thủ tục nhanh gọn từ A – Z.